• Uniting for a brighter tomorrow

  • Tiếng Việt
  • English
  • Giàn giáo công tác và giàn giáo cốp pha

    I. Giàn Giáo Công Tác
    Dàn giáo công tác hay gọi gọn là giàn giáo là các loại thiết bị sử dụng trong xây dựng (và trong các lĩnh vực dân dụng khác), dùng để nâng đỡ con người cùng các trang bị công cụ cầm tay, để thực thi các công việc làm trong không gian có độ cao lớn (vượt hơn tầm vóc con người) so với các mặt nền cơ sở thông thường (như là mặt đất, sàn các tầng nhà,…).
    Dàn giáo công tác là thiết bị giúp con người có thể làm việc trên cao một cách an toàn. Dàn giáo công tác sử dụng chủ yếu trong xây dựng nên nó còn được gọi là (dàn) giáo thi công hay (dàn) giáo xây dựng hoặc giáo thi công ngoài (công trình), tuy nhiên nó còn có thể dùng cho các lĩnh vực công việc khác như: bảo trì, vệ sinh hệ thống vách kính bao quanh các nhà cao tầng, lắp đặt và sửa chữa hệ thống chiếu sáng đô thị, cứu hỏa,…)
    Tuy nhiên, trong xây dựng dàn giáo công tác khác biệt với một loại giáo chống dùng để chống đỡ hệ thống cốp pha (khuôn đúc bê tông) dạng đáy nằm, bởi công năng sử dụng. Dàn giáo công tác hay còn gọi tắt là giáo công tác kết hợp với sàn thao tác có chức năng là tạo ra một sàn mặt bằng công tác nhân tạo trên độ cao lớn an toàn cho người công nhân xây dựng đứng làm việc. Còn giáo chống cốp pha có chức năng chủ yếu là chống đỡ hệ đà ngang và ván khuôn của hệ cốp pha đáy nằm (chủ yếu là chịu lực trong quá trình thi công đúc các kết cấu bê tông dạng nằm).
    Dàn giáo công tác theo đúng nghĩa nguyên thủy của từ dàn giáo là những loại hệ kết cấu dạng thanh, dạng khung, dạng dàn để đỡ hệ thống sàn công tác cho con người làm việc an toàn trên cao. Về sau, được mở rộng ra để gọi tất cả các thiết bị nâng đỡ vị trí công tác của công nhân xây dựng khi họ làm việc trên cao (vượt chiều cao tự nhiên của họ) như: giáo ghế, thang, giáo treo, lồng công tác treo, xe thang,…a
    Trong số các thiết bị thi công, giàn giáo cốp pha được coi như là hệ xương sống của công trình với vai trò tạo hình kết cấu bê tông và bảo vệ bê tông trong một thời gian dài cho tới khi bê tông đủ khả năng tự mình chịu tải trọng.
    II. Giàn Giáo Cốp Pha
    Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà các sản phẩm về giàn giáo cốp pha cũng được đa dạng hóa cho phù hợp. Dàn Giáo Vĩnh Lợi nắm bắt được điều này và đã nghiên cứu, sản xuất các loại giàn giáo cốp pha khác nhau đáp ứng nhu cầu của từng nhà thầu và công trình như: giàn giáo cốp pha panel, giàn giáo cốp pha đà rút, giàn giáo cốp pha sàn, giàn giáo cốp pha cột…
    1. Giàn giáo cốp pha đà rút:
    Cấu tạo giàn giáo cốp pha đà rút: bao gồm hai thanh thép hộp, 1 thanh có kích thước 50mm-100mm nằm bên ngoài và 1 thanh 40mm-80mm nằm bên trong, theo nguyên tắc nối lồng vào nhau, giàn giáo cốp pha đà rút do Dàn Giáo Vĩnh Lợi sản xuất có thể kéo dài ra hoặc rút ngắn lại mà vẫn vừa vặn và không bị tuột ra ngoài.
    Giàn giáo cốp pha đà rút
    Ưu điểm của giàn giáo cốt pha đà rút:
    – Tiết kiệm chi phí trong quá trình thi công nhiều công trình khác nhau, tăng thời gian sử dụng giàn giáo cốt pha đà rút.
    – Thao tác lắp đặt thi công giàn giáo cốt pha đà rút nhanh, gọn, thuận tiện.
    – Không cần cắt, hàn các thanh đà rút; giữ nguyên được cây đà rút bằng thép hộp.
    2. Giàn giáo cốp pha sàn:
    Để vừa đảm bảo độ vững chắc, vừa đảm bảo chất lượng thẩm mỹ bề mặt sàn, Dàn giáo Vĩnh Lợi đã bố trí thêm các gân trợ lực tại vị trí các góc của tấm cốt pha sàn để tránh bị va chạm mạnh trong quá trình tháo gỡ, đồng thời bố trí thêm các la giằng chéo ở giữa tấm cốp pha sàn.
    Giàn giáo ván cốp pha sàn
    – Mô tả: Cốt pha sàn mặt tôn dày 1mm. Hệ la giằng đỡ bên dưới làm bằng thép: 18mm x 2,5mm
    – Trọng lượng: 1.000mm x 1.000mm; 14kg +- 5%; 500mm x 1.000mm
    – Kích thước phổ biến: 500mm x 1.000mm (cốt pha 0,5m2), 1.000mm x 1.000mm (cốt pha 1m2)
    3. Giàn giáo ván cốp pha cột:
    Có hai loại giàn giáo cốp pha cột chính do Dàn giáo Vĩnh Lợi sản xuất:
    – Giàn giáo cốp pha cột vuông:
    Giàn giáo cốp pha cột vuông
    – Giàn giáo cốp pha cột tròn:
    Giàn giáo cốp pha cột tròn
    Thông số kỹ thuật như sau:
    + Mặt tôn dày 2mm, thanh la dày 2,5mm, được liên kết với nhau bằng tấm góc ngoài (bằng V5 hoặc V63) và sử dụng jun kẹp để khóa chặt lại.
    + Chiều rộng phổ biến: 100mm cho đến 600mm.
    + Chiều cao phổ biến: 900mm ; 1200mm; 1500mm; 1800mm.
    4. Giàn giáo cốp pha panel:
    Hiện tại, giàn giáo cốp pha panel có 2 loại chính:
    – Giàn giáo cốp pha panel mặt tôn:
    Giàn giáo cốp pha panel mặt tôn
    – Giàn giáo cốp pha panel mặt ván phủ phim:
    Giàn giáo cốp pha panel mặt ván phủ phim
    So với các loại ván cốp pha khác, giàn giáo cốp pha panel có những dặc điểm ưu việt hơn như sau:
    – Giàn giáo cốp pha Panel có tuổi thọ cao hơn so với các loại giàn giáo cốt pha khác.
    – Khung xương được sử dụng độc lập, có thể lắp ghép, tháo dỡ, di chuyển dễ dàng, vì vậy được tái sử dụng nhiều lần cho những công trình khác nhau.
    – Khả năng chịu được tải trọng lớn.